CÔNG TY TNHH MIÊU ƯNG
162 Phạm Ngũ Lão, An Hoà, Ninh Kiều
Quảng Ngãi được biết đến nhiều phong kiến trúc cổ điển, đến đây bạn có thể du lịch tâm linh qua việc tham quan các ngôi chùa nổi tiếng. Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 4 ngôi chùa có lịch sử và kiến trúc nổi bật ở Quảng Ngãi.
(1) Chùa Thiên Ấn
(2) Chùa Hang
(3) Chùa Minh Đức
(4) Chùa Sắc Tứ Diệu Giác
Khám phá các lịch sử và kiến trúc của 4 ngôi chùa ở Quảng Ngãi
Địa chỉ: Xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh.
Đâu chỉ có cảnh đẹp hút hồn, chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi còn thu hút du khách với kiến trúc độc đáo trở thành điểm đến yêu thích của du khách thả hồn mình cùng chốn thanh tịnh và thiên nhiên đất trời.
Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi được xây dựng từ năm 1964 dưới thời Nguyễn Phúc Chu.
Đây là ngôi chùa cổ và có kiến trúc đẹp, độc đáo bậc nhất ở xứ Quảng. Không chỉ ấn tượng với kiến trúc, chùa Thiên Ấn còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với núi Thiên Ấn ở độ cao 100 mét và dòng sông Trà Khúc nằm ở phía tả ngạn. Tham quan chùa Thiên Ấn bạn có thể đi dạo trên đỉnh núi vãn cảnh chùa và cầu may mắn.
Trong khuôn viên chùa Thiên Ấn có một khu đất rộng có cây cổ thụ che bóng mát quanh năm cho du khách dừng chân nghỉ ngơi. Chùa Thiên Ấn thu hút du khách với lối kiến trúc nhà Rường được làm hoàn toàn từ gỗ, phía trước là gian chùa chính và khu nhà tổ ở phía sau khuôn viên chùa. Đặc biệt, trong chùa có một chiếc chuông quý với tiếng vang rộng lớn khắp cả vùng.
Khu vực xung quanh chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi là khu vườn hoa thu hút du khách tới ngắm và chụp hình, ngồi nghỉ ngơi. Trong đó, phải kể tới bức tượng Phật Quan Thế Âm ở khuôn viên chùa xung quanh được trồng hoa và nhiều loại cây cảnh khoe sắc tuyệt đẹp. Khu vực phía Nam của khu vườn là lăng mộ Huỳnh Thúc Kháng du khách có thể tới viếng thăm để tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng cách mạng đối với dân tộc.
Phía Bắc của chùa là một hồ sen rộng lớn nở hoa khoe sắc thơm ngát, nước trong hồ xanh ngắt và ấn tượng nhất ở hòn non bộ ở giữa hồ. Đi thẳng là lăng mộ vị sư tổ cùng tượng hoa sen và tòa bảo tháp lung linh vào ban đêm. Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi ấn tượng nhất với giếng Phật ở khuôn viên của chùa, nước giếng sâu và mát rượi quanh năm. Điều đặc biệt của giếng Phật đó là, nguồn nước trong giếng chưa bao giờ cạn và người dân nơi đây cho rằng uống nước trong giếng có thể chữa được các loại bệnh tật.
Từ trên đỉnh núi Thiên Ấn bạn sẽ được phóng tầm mắt ngắm cảnh toàn thành phố tuyệt đẹp. Phía trước núi Thiên Ấn là rặng Thạch Bích, phía đông là Cửa Đại Cổ Lũy với nước biển trong xanh, phía nam là núi Thiên Bút hùng vĩ và phía địa điểm gần nhất là cầu Trà Khúc uốn lượn qua dòng sông Trà.
| Xem thêmbản đồ du lịch Quảng Ngãi
Địa chỉ: Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) nằm ở dưới vách núi Thới Lới, thôn Đồng Hộ, làng An Hải, ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông, cách đây hơn 400 năm bởi ông Trần Công Thành, một trong những người ở đây đã tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa.
Ở đây vừa thờ Phật, vừa là nơi thờ các vị tiền hiền đã góp công khai hoang, dựng xây các làng xóm trên đảo. Ngôi chùa mang ý nghĩa tâm linh, dân chúng ở nhiều nơi đổ về đây cầu nguyện, cầu cho gia đình làm ăn có kết quả hay cầu có con cái”.
Sân chùa là khoảng không gian rộng. Giữa sân có một hồ sen và bức tượng Phật Bà Quan Âm lớn nhìn ra biển. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đã có từ hàng trăm năm nay, khiến cảnh chùa mang vẻ u tịch. Trước chính diện chùa Hang có giếng nước gọi là giếng trời. Những giọt nước từ nhũ đá trước cửa hang nhỏ tí tách xuống khiến nước giếng quanh năm trong mát. Khách hành hương đến lễ chùa thường hứng nước uống, rửa mặt như để được hưởng nguồn nước trời, xua tan những mệt mỏi sau chặng được lên núi.
Bước vào chùa Hang, không khí mát dịu. Đặc biệt bên trong chùa còn có 2 lối hẹp dài hun hút với hai hướng đối ngược, được dân địa phương quan niệm là “đường lên trời và đường xuống địa ngục”. Điện thờ chính đặt giữa hang động chính và hai bên còn có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc và các bệ đá thờ các vị thủy tổ, các vị tiền hiền có công gây dựng chùa. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, được gia công thành các khám thờ với những nét chạm khắc độc đáo và nhiều di tích ở chùa vẫn mang dấu vết của văn hóa Chăm Pa. Ông Huỳnh Thức, người dân ở xã đảo An Vĩnh, cho biết: “Đặc biệt chùa Hang ở đây còn có những di tích của người Chăm Pa để lại đó là những bệ thờ đá, những dấu vết của người Chăm Pa. Đó cũng là những nét độc đáo của ngôi chùa này”.
Viếng cảnh chùa, ngắm những ngọn núi lửa đang ngủ yên giữa trùng dương, thăm và trải nghiệm cuộc sống ở những làng chài…Đó là những trải nghiệm thú vị, để lại ấn tượng khó quên đối với nhiều du khách khi đến với đảo Lý Sơn.
Địa chỉ: Xã Tịnh Long và xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi.
Chùa Minh Đức nằm trong Khu Văn hóa Thiên Mã được xây dựng trên tổng diện tích gần 100ha tại khu vực núi Ngang, thuộc xã Tịnh Long và xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). Chùa khởi công năm 2018 do Thượng tọa Thích Tâm Vị làm chủ đầu tư. Chánh điện được xây dựng có diện tích khoảng 10.800m2, cao 37m.
Khu Văn hóa Thiên Mã có tổng diện tích 90 ha, bao gồm 34,6 ha ở khu vực Núi Ngang, xã Tịnh Long và 55,4 ha ở xã Tịnh Khê. Đây là một khu văn hóa tâm linh Phật giáo bao gồm các khu vực bố trí tượng Phật, Quảng trường, chùa Minh Đức, khu bảo tàng Phật giáo, khu bảo tháp, vườn Bạch Mã, Long Hoa Viên, Thập Pháp giới, khu Thiền Đường, Phương y đường và Nội viên.
Các khu vực tâm linh, phật giáo, bảo tàng, kết hợp hài hòa với hệ thống cây xanh, đồi núi, góp phần thúc đẩy phát triển đô thị, đa dạng các loại hình du lịch của Quảng Ngãi. Vì vậy cái tên Thiên Mã sẽ là một quần thể kiến trúc tâm linh cổ xưa và hiện đại bậc nhất ở phía đông Quảng Ngãi sau này.
Địa chỉ: Thôn Phú Lộc, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn.
Đây là một trong những ngôi cổ tự được xây dựng sớm nhất và có vai trò đáng kể trong lịch sử hoằng dương Phật giáo ở Quảng Ngãi. Chùa Diệu Giác nguyên danh là chùa Sắc Tứ Viên Tôn, được chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban biển ngạch Sắc tứ vào ngày mùng 8 tháng 6 năm Giáp Tuất- 1754 triều Cảnh Hưng thứ 15.
Không còn sử liệu cụ thể cho biết rõ chùa được lập vào thời điểm nào! Chỉ theo lời truyền lại: Chùa được xây dựng vào năm Bính Ngọ 1666, gắn với những truyền thuyết về Huyền Trân Công chúa trên đường thiên lý làm vợ Chế Mân ghé lại đây nghỉ ngơi.
Chùa Diệu Giác hiện nay có kiến trúc hình chữ “khẩu” (hình vuông). Từ tam quan đi vào khoảng 50m là Đại hùng bảo điện được xây dựng khá bề thế. Phía sau và hai bên chánh điện là nhà tổ, nhà khách và nhà trù. Trong khuôn viên chùa, ngoài am thờ Huyền Trân còn có ba ngôi tháp cổ, là mộ của các vị trụ trì đời thứ nhất, đời thứ hai và đời thứ năm.
Là một trong các danh tự của Quảng Ngãi nên chùa Diệu Giác được nhắc đến trong nhiều bộ sử sách. Đại Nam nhất thống chí viết về chùa như sau: “Chùa Diệu Giác ở huyện Bình Sơn… Hồi đầu, bản triều có sắc cho tên Viên Tông tự, quy mô rộng rãi. Sau trải qua loạn lạc, chùa bị tàn phá. Đến lúc đại định, các tông đồ mới tu lại rất thịnh. Năm Thiệu Trị thứ nhất, đổi tên thành chùa Diệu Giác”.
Một điều đặc biệt ở Diệu Giác tự là các sư trụ trì của chùa qua các đời thuộc nhiều thiền phái khác nhau (như Thiệt Diệu Liễu Quán, Minh Châu Hương Hải, Minh Hải Bảo pháp…). Đây cũng là ngôi chùa có sự gắn kết với cộng đồng rất sâu đậm. Trong lịch sử của chùa, nhiều lần các hào lý và người dân làng Phú Lộc đứng ra khấu trình triều đình xin tôn tạo chùa (điều này còn được ghi lại trong các văn bia tại chùa). Những thời gian chùa không có chư tăng trụ trì, phật tử và nhân dân trong vùng đã thay nhau hương khói, coi sóc chùa. Hiện nay, chùa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân vùng Bình Sơn.
Diệu Giác tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Về xứ Cẩm Thành, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội vãn cảnh chùa Diệu Giác để có được những trải nghiệm thú vị giữa chốn thiền môn nơi ngôi cổ tự có từ gần 400 năm trước.
Chùa Sắc Tứ Diệu Giác là một trong những ngôi chùa xưa của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây không những chỉ là nơi tu hành, kinh kệ mà còn là một danh lam thắng cảnh cho khách tham quan du lịch. Nhất là cho giới nghiên cứu Phật sử và các Tăng Ni, tín đồ Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi. Bởi vì chùa Diệu Giác đã được quý Tổ không cùng chung môn phái nhưng lại kế thế trụ trì qua suốt thời gian mấy trăm năm.
(CEO - Founder Trịnh Công)
20 Tháng 11 Năm 2020
21 Tháng 09 Năm 2020
26 Tháng 10 Năm 2020
29 Tháng 09 Năm 2020
23 Tháng 08 Năm 2020
02 Tháng 02 Năm 2021
15 Tháng 06 Năm 2020
08 Tháng 11 Năm 2020
Để lại bình luận của bạn...