CÔNG TY TNHH MIÊU ƯNG
162 Phạm Ngũ Lão, An Hoà, Ninh Kiều
Nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng cùng với dải đồng bằng cổ xưa, nơi lưu giữ các phong tục tập quán đặc sắc tại những làng mạc trù phú, Nam Định là vùng đất mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Bên cạnh đó, du khách còn ấn tượng với những màu sắc lễ hội ở Nam Định.
Không biết từ bao giờ câu ca "Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ" luôn vương vấn trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt như một lời nhắc nhở để mỗi dịp tháng ba, tháng tám hàng năm lại tìm về cội nguồn, cùng hoà mình vào những lễ nghi trang nghiêm, những lễ hội tưng bừng, tưởng nhớ Thánh, Mẫu đã có công sáng lập và gìn giữ vùng đất thiêng này.
Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.
Nghi lễ này phản ánh một tập tục nghi lễ cổ: sau những ngày nghỉ tết, từ rằm tháng giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường. "Khai ấn" là mở đầu ngày làm việc của một năm mới. Đến nay, nghi thức khai ấn vẫn được giữ nguyên với những lễ nghi truyền thống, thu hút hàng vạn người từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham quan, xin ấn mỗi năm với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài.
Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Nghi lễ được diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi lễ này là hồi ảnh của cung cách triều đình phong kiến xa xưa.
Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ hội truyền thống lớn, niềm tự hào của mỗi người dân Nam Định khi nhớ về cội nguồn dòng giống của các bậc đế vương và của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Phủ Dầy hàng năm diễn ra vào ngày mùng 3/3 âm lịch với nhiều hoạt động truyền thống như: Liên hoan nghệ thuật hát Chầu văn, biểu diễn văn hoá nghệ thuật, tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian. Đặc biệt, tại lễ hội hàng năm tổ chức lễ rước Mẫu thỉnh kinh từ Phủ Vân Cát về chùa Linh Sơn Tự; lễ rước đuốc tại Phủ Tiên Hương, xếp chữ, kéo hoa trượng hội… là những nghi lễ, nghi thức văn hoá đặc trưng riêng được lưu giữ, phục dựng.
Lễ hội gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong "Tứ bất tử" của dân gian Việt Nam với nghi lễ hát Chầu văn - hầu đồng. Từ khi thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh tại danh sách văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội Phủ Dầy ngày càng khẳng định được vị thế và trở thành điểm đến của du lịch tâm linh đối với du khách trong nước và quốc tế.
Hằng năm vào mùa lễ hội, hàng vạn du khách thập phương về Phủ Dầy để thực hiện tín ngưỡng tâm linh theo tục thờ Mẫu, đồng thời tham quan, chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo, nơi khởi nguồn của nghệ thuật hát Chầu văn…
Chợ Viềng Nam Định nổi tiếng xưa nay là một chợ cầu may đặc biệt. Điều đáng chú ý nữa là mỗi năm chỉ mở đúng một lần và họp vào lúc nửa đêm, dòng người đi chợ mua bán tấp nập, chen chúc nhưng ai cũng vui vẻ khi mua, bán được một món hàng.
Tại chợ Viềng, nhiều loại mặt hàng được bày bán, từ cây cảnh, cây giống, dụng cụ lao động đến các loại thực phẩm. Chợ Viềng còn gây chú ý với việc bán những đồ cũ. Người dự phiên chợ có thể mang tới chợ bất cứ vật dụng gì trong nhà đã qua sử dụng, bất kể còn nguyên vẹn hay sứt vỡ, từ quý giá như đồ thờ cúng cho tới đồ thông thường như lư hương, bát đĩa, nồi mâm, bình vôi, bát điếu…
Đến chơi chợ Viềng Nam Định còn có một điều thú vị nữa, đó là món ăn thịt bê thui vàng. Người dân quan niệm rằng đi chợ Viềng là phải thưởng thức một miếng thịt bê hay đem một ít thịt bê về nhà để lấy lộc đầu năm, ăn thịt bò sẽ mang lại vận đỏ cho cả năm. Chính vì thế, thịt bò, bê cũng là đặc sản nổi bật được bày bán khắp các chợ Viềng.
Chợ Viềng Nam Định tập trung người mua kẻ bán không chỉ trong tỉnh mà từ khắp tứ xứ gần xa…
Lễ hội chùa được tổ chức vào rằm tháng 9 âm lịch hằng năm, tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Lễ hội bao gồm: Lễ dâng hương, cầu cúng, tụng kinh, múa rồng, đua thuyền trên sông Hồng. Đối tượng suy tôn: Đức Phật và thiền sư Không Lộ người giỏi chữa bệnh lại giỏi cả thơ văn, ông tổ nghề đúc đồng, nhà kiến trúc tài giỏi có công phò vua giúp nước.
Hàng năm, tại chùa có hai lần mở hội. Đó là Hội xuân vào dịp tết Nguyên Đán và hội tháng 9 mở vào ngày 13,14,15 để kỷ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ.
Chùa keo hành thiện ngoài việc thờ Phật, thì chùa còn thờ Dương Không Lộ, một nhà thơ thời Lý - Trần, một nhà thơ có học vấn sâu sắc về Phật học, là biểu tượng của con người sáng tạo văn hoá. Sau những lễ nghi trang trọng, tiết mục chèo tải được mọi người đón nhận nồng nhiệt nhất.
Độc đáo nhất trong lễ hội là môn đua thuyền chải: có 15 xóm trong làng tham gia đua thuyền hay gọi là bơi trải, có tất cả 10 người trên thuyền trong đó có 1 người lái thuyền. Đây còn được biết đến là môn thi đấu cổ truyền rất tuyệt vời đáng được ghi nhớ cũng như lưu trong sử sách của Dân tộc ta.
Nơi đây hàng năm đã đón nhiều đoàn khách và nhân dân khắp nơi về thăm quan, văn cảnh, đồng thời thăm nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh, nhà cách mạng xuất sắc, người con ưu tú của quê hương Hành Thiện.
| Xem thêm bản đồ du lịch Nam định
(CEO - Founder Trịnh Công)
13 Tháng 09 Năm 2020
29 Tháng 09 Năm 2020
31 Tháng 01 Năm 2021
20 Tháng 11 Năm 2020
05 Tháng 12 Năm 2020
17 Tháng 12 Năm 2020
19 Tháng 10 Năm 2020
05 Tháng 01 Năm 2021
Để lại bình luận của bạn...